Cách viết báo cáo công việc hàng tuần chuẩn nhất

2621 Lượt xem

Đa số công ty, phòng bạn lựa chọn cách báo cáo hàng tuần để tổng kết và lên kế hoạch công việc, 1 tuần là khoảng thời gian không quá ngắn và không dài các công việc trong 1 tuần nên được báo cáo và thống kê lại để người quản lý đánh giá và đưa ra hướng đi tốt nhất.

Các mẫu báo cáo công việc hàng tuần

Tùy theo từng ngành nghề hay quy định của công ty sẽ có các mẫu báo cáo công việc tuần khác nhau, báo cáo kinh doanh, kế toán hay kỹ thuật sẽ có những điểm khác nhau. Báo cáo công việc tuần có thể được soạn thảo trên excel, word hay thậm chí có thể viết tay sao cho nêu rõ được các đầu mục cần thiết.

>>>Xem thêm:Những câu hỏi khi phỏng vấn xin việc làm tại Hà Nội (P2)

Các thông tin cần thiết trong báo cáo công việc tuần

Có thể các báo cáo công việc tuần này sẽ được lưu bản tại công ty và có thể sử dụng và tham khảo sau này nên trong đó cần có các thông tin cần thiết, mang tính định danh.

  • Tên công ty, phòng ban, bộ phận
  • Tên người làm báo cáo, thuộc bộ phận nào
  • Thời gian báo cáo, địa điểm báo cáo
  • Báo cáo cho ai
  • Tên báo cáo: Báo cáo tổng kết công việc tuần
  • Nội dung báo cáo: Trong nội dung báo cáo cần khái quát được các công việc đã thực hiện và kết quả đạt được, chi tiết công việc của các thành viên trong tổ ( nếu có).

Nội dung chi tiết các công việc thực hiện và kết quả đạt được được cho là quan trọng nhất, từ kết quả này ban lãnh đạo có thể nhìn thấy và đánh giá chính xác nhất.

Báo cáo tuần

Mẹo tăng hiệu quả của báo cáo tuần

  • Liệt kê đầy đủ, chi tiết các công việc đã thực hiện.
  • Làm nỗi bật các kết quả đã đạt được, có thể sử dụng biểu đồ để thấy trực quan nhất.
  • Đưa ra một số việc chưa đạt được và nguyên nhân ( kiếm một nguyên nhân xa vời nào đó)
  • Đưa ra những khó khăn đã gặp trong quá trình thực hiện công việc

Nếu bạn là người quản lý tổ thì trong bản báo cáo tuần cần đưa ra các thông tin mang tính bao quát hơn và có những đánh giá nhận xét cá nhân của các thành viên trong tổ, thái độ, trách nhiệm thực hiện công việc của các thành viên.

Đừng quên dành những động viên cho các thành viên có thái độ thực hiện công việc tốt, cố gắng vượt chỉ tiêu đề ra, sáng tạo trong công việc,… điều này không chỉ làm cho các thành viên trong tổ có động lực hơn mà giúp ban lãnh đạo hiểu được quy trình làm việc của tố đang rất tốt và không ai khác bạn sẽ được đánh giá có trách nhiệm.

Đừng quên đưa vào một số yếu tố khó khăn trong quá trình triển khai công việc, một chút khó khăn sẽ giúp tăng tính thực tế của báo cáo, khó khăn chứ không phải đổ lỗi nhé.